Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến những cơn đau nhói ở dưới lòng bàn chân, phần lớn là do ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ dưới lòng bàn chân. Khi bị đau lòng bàn chân, ta cần nghỉ ngơi để các cơ được thư giãn, từ đó giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời có thể thực hiện chườm lạnh để giảm sưng và viêm các cơ và dây thần kinh. Trong trường hợp bị đau nặng hơn và đau lâu ngày không khỏi, người bệnh có thể cần đến các bài tập luyện, thậm chí là phẫu thuật.
Đau lòng bàn chân là bệnh gì, cách xoa bóp bấm huyệt
Dưới lòng bàn chân là vị trí chữa nhiều dây thần kinh, mạch máu, cơ, gân và huyệt đạo nhất trên cơ thể. Những kết nối này hỗ trợ cho những hoạt động di chuyển thường ngày, giúp cân bằng trọng lượng của cơ thể, giữ cơ thể trong tư thế đứng thẳng để có thể thực hiện những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, vì lòng bàn chân là vị trí thấp nhất trên cơ thể nên cũng là nơi phải chịu toàn bộ trọng lực và áp lực của cơ thể khi đi lại, dễ dẫn tới tổn thương, tạo cảm giác đau nhức, khó chịu.
Căn bệnh phổ biến nhất có thể dẫn tới đau lòng bàn chân đó chính là viêm cân gan bàn chân. Cân gan là cơ kéo dài từ các ngón chân đến phần gót chân, khi phần cơ này bị viêm, người bệnh có thể cảm nhận những cơn đau nhói ở gót chân, đặc biệt sẽ đau nhiều hơn khi ta vận động bước đi hoặc vừa ngủ dậy.
Những dây thần kinh ở bàn chân có những vị trí được gọi là u thần kinh Morton. Khi phần u này bị tổn thương, các mô sẽ dày lên chèn đến dây thần kinh gây đau nhói ở các ngón chân và phần lòng bàn chân.
Khi ta gặp các chấn thương dẫn đến căng cơ, gãy xương, bong gân,… phần lòng bàn chân cũng có cảm giác đau nhói do các dây thần kinh bị đè ép đi kèm với tình trạng sưng, bầm tím, khiến người bệnh đau dữ dội không thể thực hiện những hoạt động thường ngày. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể áp dụng phương pháp massage bấm huyệt.
Đầu tiên ta thực hiện bấm huyệt Dùng tuyền. Huyệt này nằm ở điểm lõm dưới bàn chân, từ các ngón chân đo xuống 1/3 lòng bàn chân là vị trí huyệt. Bên cạnh việc giúp giảm đau nhức, huyệt này còn có tác dụng đến các cơ quan như thận, giúp giải độc và điều hòa cơ thể.
Tiếp theo, ta thực hiện bấm huyệt Nội đình. Huyệt này nằm ở phần mu bàn chân, từ khe giữa ngón chân cái và ngón chân bên cạnh đo lên nừa đốt ngón tay là vị trí huyệt.
Tiếp đến ta sẽ thực hiện bấm huyệt Bát phong. Như tên gọi huyệt này có 8 vị trí, nằm ở điểm khe giữa các ngón chân. Bấm huyệt này có tác dụng giảm sưng đỏ, chữa tê thấp, giúp đẩy lùi đau nhức hiệu quả và nhanh chóng.
Người bệnh cũng có thể thực hiện bấm huyệt A thị. Huyệt này không có vị trí cố định trên cơ thể người. Để xác định vị trí huyệt, ta xác định điểm đau nhất ở bàn chân, đó chính là vị trí huyệt. Sau khi xác định được vị trí huyệt, ta dùng ngón tay cái day ấn ở huyệt với lực vừa phải đến khi thấy đỡ đau là được.
Nếu những cơn đau nhức không thuyên giảm, người bệnh cần đến bệnh viện để được xác định nguyên nhân chính xác và chữa trị đúng cách.