Với những bạn nữ, việc kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng cho thấy cơ thể đang hoạt động ổn định, không có vấn đề gì đáng lo ngại về tử cung và buồng trứng. Việc chậm kinh hay sớm kinh cũng là điều thường xuyên xảy ra khi ta có những thay đổi về mặt sinh hoạt hay tâm lý, tuy nhiên nếu ta chậm kinh quá lâu, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng, cần được khám chữa kịp thời.
Trễ kinh 2 tuần và đau bụng dưới là bệnh gì?
Thông thường, nếu sau 35 ngày kể từ ngày đến kỳ hàng tháng nhưng ta không thấy dấu hiệu của kinh nguyệt, ta có thể coi đâu là tình trạng chậm kinh. Nếu tình trạng này kéo dài trong khoảng 3 tháng thì đây được coi là tình trạng vô kinh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm kinh, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là mang thai. Với những bạn nữ sau khi quan hệ tình dục và không thấy có kinh nguyệt, vậy khả năng cao cơ thể đã thụ thai. Lớp niêm mạc tử cung hay còn gọi là kinh nguyệt khi được thụ tinh vào trứng sẽ ở lại để làm tổ thụ tinh, trong trường hợp không được thụ tinh thì sẽ bong ra và được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Để xác định cơ thể có thật sự mang thai hay không, ta có thể sử dụng que thử thai hoặc đến bệnh viện khám chữa để có kết quả đúng nhất.
Chậm kinh khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường, tuy nhiên sau khi xác định cơ thể mang thai mà có xuất hiện cảm giác đau nhức vùng bụng dưới, người bệnh cần rất chú ý vì đây có thể là hiện tượng mang thai ngoài tử cung, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nếu như ta bị chậm kinh mà nguyên nhân không phải do mang thai, vậy có khả năng người bệnh đã mắc các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm buồng trứng. Đặc điểm dễ nhận biết của các bệnh này bao gồm kinh vón cục, màu sắc bất thường, vùng kín có mùi hôi, đau bụng dưới dữ dội,….
Bên cạnh đó, việc chậm kinh cũng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm mà có thể là do thay đổi từ bên trong cơ thể. Nếu nội tiết tố trong cơ thể được duy trì ổn định thì kì kinh nguyệt cũng sẽ xuất hiện đều đặn. Khi những cơ quan vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng có những thay đổi bất thường, nội tiết tố trong cơ thể cũng sẽ thay đổi và không còn ổn định, từ đó gây ra sự rối loạn kinh nguyệt.
Khi cơ thể tăng giảm cân đột ngột, lượng estrogen mà cơ thể sản xuất cũng sẽ biến đổi, điều này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạch tử cung. Khi cơ thể sản sinh ra lượng estrogen nhiều hơn lượng cần thiết của cơ thể, khi này sẽ xuất hiện hiện tượng chậm kinh.
Chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, sinh hoạt không điều độ, cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng từ bên trong sẽ biểu hiện qua sự không đều của chu kỳ kinh nguyệt.
Đi cùng với chậm kinh, nếu ta xuất hiện tình trạng đau bụng dưới thì có thể đây là biểu hiện của các bệnh như polyp đại tràng, viêm đại tràng, sỏi bàng quang, các bệnh liên quan đến buồng trứng, hoặc là những cơn đau bụng kinh thông thường xuất hiện khi đến tháng. Để đảm bảo cho sức khỏe bản thân, ta nên đi khám kịp thời để có thể xác định bệnh càng sớm càng tốt.