Đau hai bên hông bụng là một trong các bệnh lý về xương khớp và cột sống thường gặp. Hông bụng là nơi liên kết khớp xương chậu và xương đùi, chịu trách nhiệm cho việc vận động cơ thể, liên quan đến cả phần thân trên và chi dưới.Vì vậy, khi hông bụng bị tổn thương và đau nhức sẽ gây khó khăn khi cử động cơ thể.
Cách massage giảm đau hai bên hông bụng
Thông thường, hông bụng bị đau là triệu chứng của một số bệnh lý như gai cột sống lưng; thoát vị đĩa đệm thắt lưng; thoái hóa cột sống.bên cạnh đó, một số bệnh lý khác cũng có thể khiến vùng hông bụng bị đau là các bệnh liên quan đến thận như: sỏi thận, thận yếu, thận bị ứ nước…; hoặc bệnh đau thần kinh tọa…
Ngoài ra, tình trạng đau hai bên hông bụng còn do một số nguyên nhân cơ học khiến khu vực này bị tổn thương như do bị chấn thương vì tai nạn khi lao động, tập luyện thể thao, ngã, va đập mạnh… làm việc sai tư thế, khuân vác nặng tạo áp lực lên vùng lưng hông trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây đau nhức hông bụng. Một số trường hợp bị đau do dị tật, bẩm sinh…
Tùy vào biểu hiện và nguyên nhân gây đau, người bệnh nên đi khám và điều trị tại bệnh viện hoặc uống thuốc, tự giảm đau tại nhà bằng nhiều cách khác nhau. Quan trọng nhất là người bệnh cần nghỉ ngơi và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc, cũng như chú ý vận động cơ thể đúng cách, nhất là khi tham gia các hoạt động cường độ cao có thể gây tổn thương xương khớp.
Đồng thời, để giảm cơn đau nhanh chóng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan, các bạn có thể áp dụng phương pháp massage xoa bóp, hoặc sử dụng ghế massage để tăng cường lưu thông máu, giúp cơ xương khớp thả lỏng, linh hoạt; giảm đau do áp lực và căng cứng cơ.
Cách massage giảm đau hai bên hông bụng không quá khó, các bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn sau đây để tự thực hiện tại nhà:
Để bắt đầu massage, người bệnh ngồi trên ghế, thả lỏng cơ thể và hít thở sâu, chậm. Các bạn nên sử dụng thêm một loại tinh dầu massage để tăng hiệu quả và làm mềm da, dễ dàng hơn khi thực hiện các động tác.
- Động tác xoa xát: dùng lòng bàn tay xát vào vùng hông bụng theo chiều lên xuống nhiều lần cho đến khi khu vực này ấm nóng lên. Tiếp theo, dùng phần gốc bàn tay xoa tròn tại chỗ đau xuôi và ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút.
- Động tác miết: xoa hai bàn tay vào nhau để làm tay nóng lên rồi áp vào hai bên hông bụng và di chuyển theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái sang phải và ngược lại, mỗi chiều 15-20 lần.
- Động tác day: dùng đầu ngón tay cái đặt ở hai bên cột sống, hơi ấn mạnh và xoay tròn ngón tay xuôi và ngược chiều kim đồng hồ khoảng 2 phút.
- Động tác bóp: đặt hai bàn tay hai bên hông sao cho ngón cái ở phía sau và 4 ngón còn lại phía trước bụng; vừa bóp nhẹ nhàng vừa di chuyển từ trên xuống dưới và dưới lên trên dọc theo hông sườn.
- Động tác đấm: nắm hờ hai bàn tay thành nắm đấm, hướng lòng bàn tay ra ngoài để dùng mu bàn tay đấm nhẹ vào hai bên thắt lưng.
Massage không chỉ có tác dụng giảm cơn đau hông bụng mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện massage mỗi khi cơn đau xuất hiện và duy trfi thường xuyên ngay cả khi đang điều trị bệnh.